Trong cuộc sống thường ngày hay các hoạt
động sản xuất công nghiệp, chăn nuôi gia súc (nhất là heo) thường mang lại hiệu
quả kinh tế cao nhưng cũng tạo nên ảnh hưởng nhất định tới môi trường. Lượng nước
thải của hoạt động này nếu không được xử lý một cách kịp thời sẽ tác động xấu tới
môi trường, cuộc sống.
Vì thế, xử lý nước thải là vấn đề được
quan tâm, đòi hỏi thực hiện các phương pháp xử lý khác nhau trước khi đưa ra
môi trường tự nhiên. Hiện nay, có ba phương pháp xử lý nước thải phổ biến, cùng
tìm hiểu nhé.
Phương
pháp lý học
Đây là quá trình xử lý với vi sinh vật dạng
bám dính với các hình thức như bể lọc nhỏ giọt, bể lọc cao tải, đĩa sinh học,…
Nguyên lý của quy trình này dựa trên việc tách các chất lơ lửng (thường là chất
gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường) ra khỏi nước thải.
Có nhiều phương pháp khác nhau được ứng
dụng như lọc qua song chắn rác, lắng dưới tác dụng của trọng lực,… Và được xác
định sử dụng dựa theo kích thước, tính chất, nồng độ của lượng chất lơ lửng
trong nước thải.
4 phương pháp được dùng là song chắn
rác, lắng cát, lắng và bể tuyển nổi. Mỗi một phương pháp sẽ mang lại những hiệu
quả khác nhau, nên cần lựa chọn cho thích hợp.
Phương
pháp hóa học và hóa lý
Xử lý nước thải bằng phương pháp này
chính là cách sử dụng các chất hóa học tác động tới nước thải, từ đó tạo nên
các phản ứng và biến hợp chất có hại trong nước thả phân giải, trở thành chất
có lợi hoặc bị loại bỏ hoàn toàn.
Phương pháp này thường được tiến hành bằng
cách trung hòa và keo tụ - tạo bông.
-
Trung hòa: loại nước thải
có chứa nhiều acid vô cơ hoặc kiềm sẽ được trung hòa đưa độ pH giảm xuống trước
khi tiến hành quá trình xử lý tiếp theo.
-
Keo tụ - tạo bông:
trong nguồn nước thường có các hạt tồn tại theo dạng hạt keo, khi có sự kích
thích tới các hạt này sẽ khiến chúng lắng xuống, tạo bông. Tham khảo giá làm bể tự hoại composite tại đây
Phương
pháp sinh học
Thường được sử dụng để xử lý các chất hữu
cơ có thể hòa tan trong nước thải dựa trên hoạt động của các loại vi sinh vật
phân hủy các chất gây ô nhiễm này. Phương pháp này được xử lý dựa trên hai hình
thức là yếm khí và hiếu khí.
-
Quá trình kỵ khí: thường
trải qua nhiều gia đoạn, với nhiều phản ứng khác nhau để phân hủy chất gây hại.
Đối với quá trình này, người ta sử dụng hình thức xây bể ủ biogas là chủ yếu.
Loại hầm này mang lại hiệu quả cao, không chỉ xử lý tốt mà còn mang đến lợi ích
nhất định.
-
Quá trình hiếu khí: thường
trải qua 3 giai đoạn là oxy hóa các chất hữu cơ, tổng hợp tế bào mới, phân hủy
nội bào. Quá trình này có thể diễn ra một cách tự nhiên hoạc nhân tạo.
Xem thêm chủ đề: Sử dụng công trình hầm khí sinh học biogas composite
0 nhận xét:
Đăng nhận xét