Nước thải phát sinh từ khu vực chăn nuôi heo chủ yếu là do khâu vệ sinh heo và chuồng trại chứa phân, nước tiểu, thức ăn thừa…trong nước thải chăn nuôi heo có chứa hàm lượng hợp chất hữu cơ, N, P cao và rất nhiều vi rút gây bệnh như các dịch lở mồm long móng, dịch tai xanh… do đó cần phải qua hệ thống xử lý nước thải nuôi heo bằng cách xây hầm biogas bằng nhựa để tránh tình trạng ảnh hưởng đến môi trường sống và đặc biệt là những người dân xung quanh.
1. Vai trò của xử lý nước thải chăn nuôi heo
Việc xử lý nước thải chăn nuôi heo với chi phí thấp là một vấn đề hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp, cơ sở, hộ cá nhân chăn nuôi heo. Khi xử lý nước thải sẽ giúp tạo ra môi trường nước trong lành (các hồ chứa sẽ không có mùi, màu và rong tảo trong hồ) và cả những mùi hôi thối khó chịu cũng sẽ không còn.Quan trọng nhất là những tác hại của nó sẽ không bị ảnh hưởng tới dân cư xung quanh và chính gia đình doanh nghiệp.Theo như những nghiên cứu của Bộ chăn nuôi, đa số các hộ đều để nước thải chảy tự do ra ngoài môi trường mà không qua một khâu xử lý nào cả tạo nên mùi hôi nồng nặc. Ngoài những chất độc hại, thì trong nước thải chăn nuôi còn chứa coliform, e.coli, COD…, và trứng giun sán cao hơn rất nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép. Từ đó có thể thấy được rằng việc áp dụng quy trình công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi là một việc làm cân thiết,nên được phổ biến rộng rãi và khuyến khích người dân áp dụng nhiều hơn.
2. Một số phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi
Hiện nay, Công nghệ xử lý thải sau chăn nuôi có rất nhiều phương pháp như: phương pháp hóa học, lý học, sinh học. Trong đó, theo như các nhà khoa học, việc xử lý chất thải theo phương pháp sinh học là hiệu quả nhất, cụ thể là xử lý chất thải bằng công nghệ lên men yếm khí Biogas,Phương pháp này sẽ tạo ra nồng độ chất thải sau xử lý thấp, đồng thời hiệu quả xử lý lại cao, đạt trên 90%. Bên cạnh đó khí biogas sinh ra trong quy trình làm hầm khí sinh học sẽ được thu hồi và sử dụng phục vụ cho nhu cầu cuộc sống như dùng để chạy máy phát điện.
Ngoài ra, xử lý yếm khí (làm hầm biogas) để chuyển chất thải hữu cơ thành gas sinh học còn giúp ngăn chặn ô nhiễm môi trường, tiêu diệt mầm bệnh chăn nuôi trang trại, giải quyết vấn đề môi trường.
Đối với hộ kinh doanh có quy mô nhỏ thông thường sẽ được áp dụng theo công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi hộ gia đình sau biogas với quy trình đơn giản đó là: Nước thải –> Hố biogas –> Hố lắng. Tuy mô hình xử lý đơn giản, nhưng lại thực sự có hiệu quả và đáp ứng được tỷ lệ hộ chăn nuôi heo có quy mô nhỏ như hiện nay.
Tùy theo từng quy trình mà sẽ có những phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi khác nhau hoặc từng điều kiện nhất định mà hầm khí biogas sẽ được sử dụng với những loại khác nhau.
Xem thêm thông tin Sử dụng công trình hầm khí sinh học biogas composite
0 nhận xét:
Đăng nhận xét